Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

6 bí quyết đơn giản không ngờ để chinh phục căng thẳng

Trong công việc thiết kế, căng thẳng thường xuyên diễn ra: làm việc cho kịp deadline, phản hồi không tốt từ khách hàng, vay vốn kinh doanh... Dường như lúc nào cũng có cớ để căng thẳng.
Tìm hiểu thêm sách vở, đặc biệt là quyển "Phương pháp đối mặt căng thẳng của người thành công" của TS Sharon Melnick, giờ tôi đã có thể bỏ qua các căng thẳng nhỏ để tập trung đối mặt với những vấn đề ngày càng lớn hơn.

Xin giới thiệu một số biện pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.
1.
Khoa học chứng minh, căng thẳng diễn ra do hệ thần kinh giao cảm tiết hoocmon gây căng thẳng quá đà, điều này diễn ra khi bạn gặp nguy hiểm (thấy gấu, gặp cướp, ...) và diễn ra hoàn toàn tự động. 

Biện pháp đặt ra là bạn hãy bắt đầu điều khiển những cơ chế sinh lý tự động của bản thân, mà đơn giản nhất ở đây là hơi thở. 
Hãy tắt chế độ thở tự động trong 3 phút, hít vào 5 giây, ngừng 5 giây, thở ra 5 giây liên tục trong thời gian này.
Qua hơi thở, bạn sẽ không chế được các cơ chế sinh lý tự động khác: nhịp tim, hoocmon, ngay cả ham muốn duy trì nòi giống,..

Bằng cách này, tôi đã có thể khống chế cảm xúc của bản thân trước khi phản hồi bất cứ điều gì.
2.
Nguyên nhân căng thằng tiếp theo là do bạn thấy mọi việc vượt quá tầm kiểm soát của mình.
Lí do là bạn muốn kiểm soát quá nhiều thứ. Trong khi thực ra: luôn có 50% bạn có thể chủ động điều khiển, còn 50% còn lại nằm ở phía người khác, hoặc do thời tiết, hoặc do sự cố bất ngờ.
Thật chẳng hay chút nào nếu cứ lo ngày mai trời mưa đến phát ốm chứ nhỉ ?
Hoặc nổi giận vì thầy cô chấm điểm sai, cũng chả có ích lợi gì.
Xác định rõ và chỉ cần làm tốt những gì bạn có thể kiểm soát, vậy sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều.

Bằng cách này, tôi đã bình tĩnh hơn trước những sai lầm của cộng sự, và tập trung vào phần việc của mình.

3.
Xác định các yếu tố quan trọng của việc bạn đang làm và tập trung tâm huyết vào điểm đó: bạn làm dự án này để kịp thời gian, bạn làm dự án này vì tiền, bạn làm dự án này vì quan hệ khách hàng.
Không lăn tăn nhiều, cầu toàn cũng phải tùy trường hợp.
4.
Bạn cần phải phân định rõ chế độ làm việc và chế độ nghỉ ngơi: góc nghỉ ngơi riêng biệt và trang trí khác góc làm việc, áo quần mặc lúc làm việc khác áo quần mặc lúc nghỉ ngơi, bản nhạc bạn nghe lúc nghỉ ngơi khác với bản nhạc bạn nghe lúc làm việc. 
Cứ thử xem, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Xem thêm lập trình ngôn ngữ tư duy về phương pháp này nhé.

Tuy làm việc ở nhà nhưng tôi có 1 cái áo để mặc lúc làm việc và 1 cái áo để mặc lúc nghỉ ngơi. Điều này có ích cho việc nghỉ ngơi sâu và làm việc hiệu quả hơn.

5.
Làm thế nào để làm việc hiệu quả trong thời gian dài?
Bạn có biết đến phương pháp chạy nước rút/ phục hồi của các vận động viên điền kinh không?
Làm việc tập trung hết tốc lực trong 90 phút, sau đó nghỉ ngơi trong 15 phút: bằng các hoạt động phục hồi (thể dục, yoga, thiền), hoặc thư giãn (nghe nhạc, uống trà, vẽ tranh,...).
Và nhớ là tách biệt các hoạt động ra các không gian khác nhau nhé.

6. 
Nếu bạn thấy quá tải thì đừng bao giờ ngại tìm sự giúp đỡ. Cứ thử đặt niềm tin ở người khác và niềm tin đó sẽ chẳng bao giờ phản bội bạn.


Chúc các bạn nhanh chóng biến mụ phù thủy căng thẳng xấu xí thành bà tiên xinh đẹp, dễ chịu nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét